• TRANG CHỦ
  • TUYỂN SINH Y DƯỢC
  • TIN TỨC Y TẾ
Bài mới nhất
Có được thi công chức khi tốt nghiệp...
Thời gian học Văn bằng 2 Cao đẳng...
Mẫu hồ sơ ĐKXT Văn bằng 2 Cao...
Điều kiện gì khi xét tuyển Văn bằng...
Bệnh rối loạn tiểu cầu ở trẻ nhỏ...
Tần giao: Vị thuốc trừ phong thấp, ngừng...
Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh...
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi...
Tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược...
Thông báo mở lớp Văn bằng 2 Cao...

  • TRANG CHỦ
  • TUYỂN SINH Y DƯỢC
  • TIN TỨC Y TẾ
TIN TỨC Y TẾ

Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh hen

by Biên Tập Viên Tháng Hai 12, 2019
written by Biên Tập Viên Tháng Hai 12, 2019
Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh hen

Bệnh hen là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra bệnh và triệu chứng của bệnh như thế nào?

  • Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi cần phải biết
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc Cycloserin điều trị bệnh lao
  • 10 công dụng thần kỳ của đậu nành bạn không nên bỏ qua

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là gì?

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây phù, phản ứng quá mức và hẹp lòng phế quản. Hiện tượng hẹp phế quản này có thể hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất một phần khi điều trị.

Theo Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh hen có nhiều nguyên nhân gây ra. Điểm chung của hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính, quá mẫn với nhiều loại dị nguyên. Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Mỗi một bệnh nhân hen có các loại dị nguyên khác nhau.

Các dị nguyên có khả năng gây ra hen thường gặp là:

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.
  • Hít phải không khí ô nhiễ
  • Hít phải những tác nhân kích thích đường hô hấp như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
  • Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
  • Do hít phải một số chất gây dị ứng như bụi nhà, lông sút vật,…
  • Nhiễm trùng hô hấp trên: viêm xoang, viêm phế quản, cảm cúm.
  • Thời tiết lạnh, khô.
  • Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.
  • Vận động quá nhiề
  • Trào ngược dịch dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản).
  • Sulphit: một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh hen là gì?

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh hen là gì?

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh hen là gì?

Theo tin tức y tế, bạn có thể nhận biết bệnh hen qua những biểu hiện dễ nhân biết. Cụ thể như:

  • Thở nhanh (thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.
  • Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra.
  • Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô.
  • Nặng ngực: Có thể đi kèm hoặc không với các triệu chứng trên.
  • Cơn hen phế quản điển hình: Xãy ra lúc nữa đêm về sáng, bệnh nhân đang ngủ,cảm thấy ngứa họng,ho khan sau đó khò khè khó thở.Bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, cơn kéo dài khoảng vài phút sau khi khạc được ít đàm nhày trong bệnh nhân cảm thấy bớt khó thở, có thể ngủ lại được.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác chẳng hạn như: Sốt, ho khạc đàm đục nếu có nhiễm trùng hô hấp; Rối loạn tri giác, tím tái nếu có biến chứng suy hô hấp.

Các cấp bậc của bệnh hen

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Kiên Giang cho biết, bệnh hen được phân chia thành bốn bậc chính dựa theo tần suất lên cơn hen và mức độ nặng của cơn hen. Cụ thể như sau:

Bậc I (Nhẹ – không liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 lần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn.

Chức năng hô hấp: FEV1 và PEFR  ≥ 80%

Bậc II (Nhẹ – liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR  ≥ 80%

Bậc III (Trung bình – liên tục): tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen ngày xảy ra với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : 60%  ≤  FEV1 và PEFR  ≤   80%

Bậc IV (Nặng – liên tục): cơn hen ngày xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR  ≤  60%

Các biến chứng xảy ra khi mắc bệnh hen

Khi mắc bệnh hen, người bệnh có thể xảy ra một số biến chứng do không được cấp cứu kịp thể như:

Biến chứng cấp tính

  • Suy hô hấp cấp.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Tràn khí trung thất.

Biến chứng mãn tính

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( nếu hen không hồi phục).

Nguyên tắc điều trị hen phế quản là gì?

Nguyên tắc điều trị hen phế quản là gì?

Nguyên tắc điều trị hen phế quản là gì?

Điều trị cơn hen cấp

  • Thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn
  • Corticosteroids tác dụng ngắn
  • Kháng sinh nếu có nhiễm trùng hô hấp
  • Nâng đỡ thể trạng và điều trị các bệnh lý đi kèm

Điều trị phòng ngừa

  • Thuốc dãn phế quản tác dụng dài
  • Corticosteroids tác dụng dài
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị mỗi 3 tháng.

Hầu hết những bệnh nhân hen có thể kiểm soát được tình trạng của mình nếu hợp tác tốt với bác sĩ và tuân thủ chế độ điều trị một cách cẩn thận. Những bệnh nhân không đến khám hoặc không tuân thủ đúng điều trị thường sẽ chuyển sang thể không hồi phục và tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nguồn: yduockiengiang.info

0 comment
0
FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Biên Tập Viên

Bài trước
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi cần phải biết
Bài tiếp theo
Tần giao: Vị thuốc trừ phong thấp, ngừng tê đau

Related Posts

Phương pháp chẩn đoán bệnh hẹp động mạch...

Tháng Năm 22, 2018

Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc...

Tháng Ba 22, 2018

10 công dụng thần kỳ của đậu nành...

Tháng Mười Một 21, 2018

Có nên giảm béo bằng cây mật gấu...

Tháng Ba 20, 2018

Nôn ra máu là bệnh gì?

Tháng Ba 14, 2018

Cây mật gấu ngâm rượu có chữa được...

Tháng Ba 23, 2018

Tắm trắng hiệu quả, an toàn với các...

Tháng Mười Một 3, 2018

Chuyên gia y tế tư vấn 7 loại...

Tháng Mười Một 1, 2018

Dược sĩ Pasteur hướng dẫn sử dụng thuốc...

Tháng Mười Một 6, 2018

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Sucralfate...

Tháng Chín 23, 2018

Leave a Comment Cancel Reply

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

tin thpt quốc gia

Bài viết mới

  • Có được thi công chức khi tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng?
  • Thời gian học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Kiên Giang là mấy năm?
  • Mẫu hồ sơ ĐKXT Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Kiên Giang năm 2019 là gì?
  • Điều kiện gì khi xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Kiên Giang 2019?
  • Bệnh rối loạn tiểu cầu ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

trường cao đẳng y dược pasteur

bài đọc nhiều

  • 1

    Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Dược trong tương lai như thế nào?

    Tháng Sáu 3, 2018
  • 2

    Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh hen

    Tháng Hai 12, 2019
  • 3

    Tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược làm công việc gì?

    Tháng Một 27, 2019
  • 4

    Tần giao: Vị thuốc trừ phong thấp, ngừng tê đau

    Tháng Hai 14, 2019
  • 5

    Mẫu hồ sơ ĐKXT Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Kiên Giang năm 2019 là gì?

    Tháng Hai 16, 2019
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Instagram
  • Pinterest
  • Flickr
  • Tumblr
  • Youtube
  • Snapchat

@2017 - PenciDesign. All Right Reserved. Designed and Developed by PenciDesign